Cách viết kịch bản chuẩn

Kịch bản phim – Screenplay là gì?

blank

Kịch bản phim (screenplay hoặc script) là tài liệu viết, mô tả mọi điều nhìn thấy và nghe được trong bộ phim: các địa điểm, thoại nhân vật và những hành động. Một kịch bản phim phải kể một câu chuyện dù từ bản nháp đầu tiên cho tới bản hoàn thiện. Bên cạnh đó, nó cũng là tài liệu kỹ thuật chứa đựng tất cả những thông tin cần thiết để ghi hình bộ phim.

Quy tắc “Show, don’t tell”

blank

Một cuốn tiểu thuyết có thể làm rõ suy nghĩ nội tâm nhân vật hay dành chữ để mô tả một khung cảnh hay địa điểm. Một kịch bản phim thì không như vậy, chỉ nên bao gồm thông tin mà bạn có thể “show” trên màn ảnh.

Điều này có nghĩa là nếu một nhân vật thấy buồn, bằng một cách nào đó, bạn phải cho thấy người đó đang buồn. Ví dụ, thay vì viết “Lão Hạc thấy thật u sầu vì đã bán đi mất cậu Vàng” thì hãy viết mắt ông Giáo nhíu chặt lại và ông bắt đầu khóc nức nở, miệng thì thầm tên cậu Vàng.

Kịch bản nên dài bao nhiêu?

blank

Trong kịch bản, một trang thường tương đương một phút trong phim. Vì thế, với một phim dài, kịch bản sẽ từ 90 – 120 trang.

Kịch bản bao gồm nhiều cảnh và mỗi cảnh có thể ngắn nửa trang hoặc dài tận mười trang. Tuy nhiên, một cảnh thường tương ứng nhiều nhất 3 trang.

Viết kịch bản nên dùng Font nào?

blank

Để dễ đọc và đảm bảo nguyên tắc “1 phút 1 trang”, kịch bản có một số yêu cầu quy cách cụ thể.

Một yếu tố rất quan trọng là font chữ. Font chữ được sử dụng cần có khoảng cách nhất quán. Như vậy, hầu hết các kịch bản (ở Hollywood) viết bằng font Courier (font đơn cách), cỡ chữ 12, khoảng cách đơn ( single-spaced).

Kịch bản nên căn chỉnh thế nào ?

blank

Lần nữa, để đảm bảo nguyên tắc “1 phút 1 trang”, kịch bản cần phải tuân theo chuẩn căn chỉnh sau:

  • Lề trên và dưới của mỗi trang cách mép 1 inch (2,54cm)
  • Lề trái nên là  1½ inch để có chỗ bấm khi được in
  • Lề trái nên để 1 inch
  • Các lề này tương ứng khoảng 55 dòng mỗi trang (không bao gồm phần đánh số

Lưu ý: 

Mỗi đoạn văn sẽ viết khoảng 4-5 dòng để giữ cho trang giấy được rõ ràng và sạch sẽ hơn.

Mỗi khi có nhân vật nào mới xuất hiện, thì về nguyên tắc phải viết hoa tên riêng đó lên

Sau đó mở ngoặc ghi 1 câu mô tả về nhân vật đó để cho người xem hình dùng ra được câu chuyện mình đang kể. 

Format kịch bản

blank

Tất cả kịch bản phim thường được thiết kế với chung format:

  • Sence heading (tiêu đề cảnh)
  • Action lines (tả hành động)
  • Characters (nhân vật)
  • Dialogue (thoại)
  • Parentheticals (chú giải, được viết trong phần thoại; thường tả hành động, cảm xúc hoặc cách nhân vật truyền tải)

Bước 1: Tiêu đề cảnh: Nội /Ngoại . tên bối cảnh. Thời gian ( ngày/ đêm).

Để ghi cảnh quay trong kịch bản, bạn cần ghi rõ NỘI/NGOẠI, TÊN BỐI CẢNH và THỜI GIAN.

  • NỘI/NGOẠI xác định cảnh quay đó diễn ra trong nhà hay ngoài trời.
  • TÊN BỐI CẢNH là tên địa điểm nơi diễn ra cảnh quay. Hãy đặt tên ngắn gọn, dễ nhớ, không gây nhầm lẫn.
  • THỜI GIAN là thời gian diễn ra cảnh quay. Thông thường, chỉ cần ghi NGÀY hoặc ĐÊM là đủ. Nếu cảnh quay cần diễn ra ở một thời điểm đặc biệt, bạn có thể ghi BÌNH MINH hoặc HOÀNG HÔN.

Ví dụ:

  • NỘI/NGOẠI: NỘI
  • TÊN BỐI CẢNH: NHÀ CỦA QUÂN
  • THỜI GIAN: NGÀY

Nghĩa: Cảnh quay diễn ra trong nhà của Quân, vào ban ngày.

Ví dụ:

  • NỘI/NGOẠI: NỘI – PHÒNG NGỦ
  • TÊN BỐI CẢNH: NHÀ CỦA QUÂN – PHÒNG NGỦ
  • THỜI GIAN: NGÀY

Nghĩa: Cảnh quay diễn ra trong phòng ngủ của Quân, trong nhà của Quân, vào ban ngày.

Ví dụ:

  • NỘI/NGOẠI: NGOẠI – BÌNH MINH
  • TÊN BỐI CẢNH: BÃI BIỂN
  • THỜI GIAN: BÌNH MINH

Nghĩa: Cảnh quay diễn ra trên bãi biển, vào lúc bình minh.

Cách ghi cảnh quay trong kịch bản là một trong những kỹ năng cơ bản của một biên kịch. Việc ghi rõ ràng, chính xác các thông tin này sẽ giúp cho đoàn làm phim có thể chuẩn bị tốt cho quá trình quay phim, từ đó tạo ra những thước phim chất lượng.

Bước 2: Action lines

Còn được gọi là phần mô tả, action line mô tả chuyển động của nhân vật trong cảnh, và cũng có thể tả bất cứ thứ gì người xem có thể thấy. Trong cấu trúc kịch bản, action line luôn luôn được viết ở thì hiện tại.

Bạn có thể viết hoa, gạch dưới hay in nghiêng một từ (nhóm từ) cụ thể để nhấn mạnh. Đạo cụ chính thì thường được VIẾT IN HOA; hay cảm xúc thì được nhấn mạnh bằng cách gạch dưới.

Bước 3: Nhân vật

Nhân vật cần được giới thiệu trước đoạn hội thoại với tên được VIẾT HOA, dù chính hay phụ, (ngoại lệ duy nhất là nhân vật quần chúng được sắp đặt).

Cụ thể hơn, nếu bạn viết cảnh đuổi bắt với chiếc ô tô lao thẳng vào đám người đang chạy nhốn nháo, thì “đám người” không cần được viết hoa, bởi họ không phải là nhân vật, chỉ là một phần của sắp xếp bối cảnh).

Hầu hết nhân vật được giới thiệu kèm một số thông tin như: tính cách, tuổi, hoặc diện mạo, để giúp phác họa hình ảnh cho người đọc, và hỗ trợ tìm được diễn viên phù hợp khi cast. Những thông tin này có thẻ được thêm vào theo hai cách:

  • Chú thích sau tên nhân vật. “THIÊN ÂN (20, tóc đen bóng, lông mày cong đều).”
  • Như một phần của đoạn action line. “THIÊN ÂN (20) bước xuống xe hơi, vuốt mái tóc đen bóng để lộ hàng lông mày cong đều.”

Bước 4: Thoại

Mỗi khi nhân vật nói, dù thành tiếng hay voiceover (thuyết minh), đều phải được viết trong kịch bản. Hội thoại nằm giữa trang, cách 1 inch với lề trái với tên người nói được viết hoa ở dòng bên trên.

Bạn có thể thêm bên cạnh tên nhân vật các từ viết tắt: V.O. nếu là voiceover; O.S. (off screen) hay O.C. (off camera) khi nhân vật hiện diện nhưng không có mặt trong cảnh.

  • Off screen : lời thoại được một nhân vật không có mặt trong khung hình nói
  • Voice Over : Lời dẫn truyện không bắt nguồn từ nhân vật có trong bối cảnh

 Ví dụ:

Cuối cùng, nếu hội thoại viết tràn sang trang kế tiếp, hãy thêm CONT’D (continued – tiếp tục).

Trường hợp, trong đoạn hội thoại có nhân vật khác không xuất hiện trong khung hình có nhân vật khác xen vào trong bối cảnh

Bước 5: Chú giải

Cuối cùng, nếu đoạn hội thoại không rõ ràng, phụ chú (được viết dưới tên nhân vật) và trên hoặc giữa các đoạn thoại sẽ giúp làm rõ một điều gì đó nên được thể hiện hay diễn thế nào.

Phụ chú cũng có thể thêm vào đoạn ngắt giữa hai dòng, ra dấu là hát hoặc hét lên, hay đưa ra một tính từ gợi sắc thái. 

Những điều không nên có trong kịch bản

blank

Khi viết và lên cấu trúc kịch bản, bạn cần tránh bốn sai lầm sau:

  • Tả cảnh quá kỹ. Kịch bản phim là công thức, không phải thực đơn. Điều đó có nghĩa rằng action line của bạn cần phải miêu tả hành động càng súc tích càng tốt. Tránh sử dụng ngôn từ hoa mỹ văn chương để tả cảnh, đặc biệt là mơ hồ.
  • Quá nhiều phụ chú. Dù tầm nhìn cho các nhân vật của bạn có đến đâu, thì cuối cùng, chính đạo diễn và các diễn viên sẽ quyết định cách mà nhân vật, cảnh quay,… được khắc họa. Vì thế, chỉ sử dụng khi phụ chú đó cực kỳ cần thiết cho cảnh.
  • Quá nhiều chuyển cảnh (transition). Tương tự ý trên, nhiệm vụ của biên kịch không phải là quyết định chuyển cảnh thế nào, đó là công việc của dựng phim (editor). Một số transition thì có thể có ích trong việc báo trước hành động hoặc tiết lộ nhân vật. Tuy nhiên, hầu hết, chỉ cần một Tiêu đề phân đoạn là đủ để ra dấu về một cảnh mới.
  • Góc quay. Kịch bản phim điển hình (đặc biệt là kịch bản đặc tả) sẽ không có thông tin về góc quay hay cách quay, bởi đó là lĩnh vực của đạo diễn. Chỉ miêu tả những gì mà bạn muốn thấy trên màn ảnh (ví dụ: dòng nước mắt giàn dụa trên khuôn mặt gã hề), và sau đó đạo diễn và đạo diễn hình ảnh sẽ quyết định sử dụng transition hay góc nào cần thiết (ví dụ: shot cận của giọt nước mắt đang làm nhòa phấn trang điểm).

Mẫu kịch bản review

https://anotepad.com/notes/apckgrq5