Kịch bản là một món báu vật không thể thiếu cho những bộ óc sáng tạo muốn hiện thực câu chuyện của mình. đây là chìa khóa để bạn phát truyển một bộ phim, phim ngắn, phim truyền hình hay cả các video marketing phục vụ cho các chiến dịch của bạn.
Nhưng làm thế nào để cho ra một kịch bản hoàn hảo ? làm thế nào để người phát ngôn và cốt truyện có thể hòa vào nhau ? vậy bạn hãy cùng …… xem cách xây dựng kịch bản hoàn hảo qua bài viết sau đây nhé.
Kịch bản là gì ?
Trong tiếng Anh thì kịch bản sử dụng với thuật ngữ Scripting. Nó chính là một bản thảo về nội dung cho một sản phẩm phim truyền hình, quảng cáo, phim điện ảnh, gameshow, TVC, vở kịch,….
Đặc điểm chung của các loại kịch bản
Điểm chung của các loại hình nghệ thuật như điêu khắc, hội họa, âm nhạc và thơ ca là tất cả mọi thứ từ hình thành đến hiện thực hóa một tác phẩm đều phụ thuộc vào sự cam kết cá nhân của người nghệ sĩ.
Cũng như vậy, các loại hình nghệ thuật như điện ảnh, sân khấu,… được tạo ra thông qua sự đóng góp của các diễn viên, nhà biên kịch, biên kịch, nhạc sĩ, những người đứng sau hậu trường… Chúng do đạo diễn tạo ra cũng là thành quả tập thể của những người viết kịch bản, quay phim. , vân vân.
Mọi người cùng nhau nỗ lực để tạo ra một tác phẩm tốt nhất, hoàn thiện nhất. Do đó, với bản chất của nỗ lực hợp tác này, nội dung và chức năng của kịch bản là điều tối quan trọng. Tóm lại, các loại kịch bản có hai đặc điểm chung: hiệu quả, vai trò và chức năng của kịch bản. Sự sáng tạo của nghệ sĩ và cam kết với các sự kiện
Yếu tố cần thiết cho kịch bản
Sự xung đột
Nội dung chính của kịch bản là khắc họa bức tranh hiện thực của cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, khác với văn học và thơ ca, các tác phẩm kịch thường bị giới hạn về không gian và thời gian. Vì vậy, phải có kịch tính trong cốt truyện. Theo Belinsky, một nhà phê bình văn học người Nga, Kịch được bộc lộ bởi những xung đột và xung đột của những ý tưởng có xu hướng xung đột với nhau. ” Kịch được bộc lộ qua xung đột và được thể hiện qua thơ và tiểu thuyết.
Xung đột kịch là động lực thúc đẩy sự phát triển cốt truyện của kịch, nó là xung đột kịch tập trung cao nhất và ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung, kết cấu và nhịp độ diễn biến của tác phẩm.
Nếu kịch bản không có mâu thuẫn thì tác phẩm mất đi tính chất chung cơ bản và không còn được coi là kịch bản. Hơn nữa, nhà viết kịch phải phát triển những xung đột có ý nghĩa phản ánh các khía cạnh của đời sống xã hội nhằm giúp người xem phát hiện ra những vấn đề có tính chất xã hội, là sự vận động đa chiều như thiện và ác. Xung đột kịch tính lên đến đỉnh điểm trong phong trào này.
Các nhà biên kịch chọn lọc và tạo ra các xung đột có nguồn gốc từ các xung đột đương thời để đảm bảo tính hiện thực và loại kịch bản, hai yếu tố chính của xung đột kịch. Không có chủ nghĩa hiện thực, kịch bản chỉ bao gồm những dòng lý thuyết. Không khái quát, kịch bản chỉ thể hiện những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống. Đặc biệt là khi làm phim quảng cáo, xung đột kịch giúp cho quảng cáo của bạn hấp dẫn hơn.
Ngôn ngữ kịch bản (mạch văn)
Trong các tác phẩm kịch, tất cả các câu hỏi về hình ảnh đều được hỏi bằng ngôn ngữ của nhân vật. con số. Đây là hình thức kịch nói. Ngôn ngữ kịch là một tập hợp các hệ thống ngôn ngữ thực tế. Hệ thống ngôn ngữ này có nhiệm vụ mô tả chân dung và tính cách của nhân vật.
Các nhân vật trong tác phẩm kịch thường được trình bày bằng ngôn ngữ đối thoại thay vì chủ yếu miêu tả. Ngoài ra, ngôn ngữ của tác phẩm cần đảm bảo diễn biến hành động thú vị và diễn biến hành động kịch tính của nhân vật. Hành động là yếu tố cơ bản của ngôn ngữ kịch, tạo cơ sở cho các diễn viên hành động phù hợp thông qua các hành động của họ trên sân khấu.
Yếu tố thiết yếu của kịch bản một tác phẩm kịch là hình thức ngôn ngữ. Kịch nói thay thế ngôn ngữ truyền thống, cách điệu được sử dụng trong các tác phẩm Tuồng, Chèo hay của Kai Lương với những câu thoại gần gũi với đời thường. Đặc biệt, lời thoại trong vở diễn gần gũi với đời thực nhưng thường hàm chứa những ý nghĩa triết lý sâu sắc, không chứa những từ ngữ thô tục, thô tục. Tài năng của nhà biên kịch thể hiện rõ ở khả năng sử dụng sức mạnh đặc biệt của ngôn ngữ nói để khắc họa hình ảnh các nhân vật của mình.
Hành động
Trong cuộc sống hàng ngày, hành động là phương tiện để chúng ta thể hiện suy nghĩ và khuynh hướng của mình. Trong văn học, kịch là thể loại thể hiện nhận thức thời sự thông qua hành động và lời nói. Hơn nữa, hành động trong phim truyền hình không chỉ được thể hiện qua cử chỉ, động tác của nhân vật mà còn thể hiện qua mối quan hệ giữa các yếu tố tạo nên tác phẩm.
Giữa nhân vật và tự sự xung đột. Nếu đối đầu kịch tính là yếu tố cần thiết trong sự phát triển của tác phẩm, thì có thể nói hành động là yếu tố duy trì mọi chuyển động của tác phẩm. Xung đột kịch được xem là sự tích tụ và phát triển của các hành động kịch. Các hành động của kịch bản là sự thể hiện trực tiếp nội dung của xung đột kịch và thường được tổ chức theo hướng của xung đột kịch.
Trên thực tế, khi xung đột kịch tính phát triển đến cao trào, mọi pha hành động càng trở nên gay cấn và kịch tính hơn để tăng sức hấp dẫn và giật gân cho tác phẩm. Hơn nữa, các âm mưu kịch tính được xây dựng dày đặc và thường rất tinh vi. Nó không chứa đựng những chi tiết vụn vặt hoặc rời rạc, không giống như các hình thức âm nhạc truyền thống thường có lời bài hát và giọng hát. Mưu đồ hành động thể hiện mâu thuẫn theo luật nhân quả.
Tương tự như vậy, các cảnh, các tình tiết và các phân đoạn được liên kết một cách hợp lý để tránh các chi tiết thừa và đạt đến cao trào xung đột. Hơn nữa, mối quan hệ giữa hành động và nhân vật là yếu tố chính trong việc lựa chọn và hình thành tính cách của nhân vật. Những hành động được thể hiện trong tác phẩm là yếu tố để nhân vật khẳng định cá tính và bản chất chân chính của mình.
Các bước xây dựng kịch bản
Để tạo ra sự thành công của mọi việc thì bước đầu tiên luôn là kế hoạch làm việc một cách chuyên nghiệp, với quay dựng cũng như vậy. Bước đầu tiên là bạn phải có một kịch bản và để tối ưu kịch bản của chính mình thì xin mời bạn tham khảo quy trình sau đây nhé:
Bước 1: chuẩn bị vào việc
Tìm kiếm ý tưởng
Ý tưởng là linh hồn của một kịch bản, vì vậy hãy chuẩn bị cho mình một ý tưởng thật độc đáo và có thể xây dựng được nhé.
Các bạn có thể tham khảo ở nhiều nguồn khác nhau như youtube, tiktok, facebook…. Nhưng hãy luôn biến những thứ đấy theo phong cách của chính mình và hãy thêu dệt những ý tưởng đấy theo mạch văn của riêng bạn.
Nhưng hãy nhớ ý tưởng luôn phải hợp với đaọ đức và không bị quá phản cảm nhé. Dù biết sáng tạo là phải phá cách nhưng chúng ta hãy sáng tạo theo quy chuẩn của khuôn mẫu nhé
Xác định mục tiêu
Sau khi chúng ta có ý tưởng thì hãy đánh vào mục tiêu mà chúng ta cần hướng đến nhé. Mỗi tuýp người sẽ có cách thưởng thức tác phẩm riêng cũng như nếu bạn làm video marketing cũng sẽ biết rằng bạn muốn hướng đến ai ? và ai sẽ là người xem video của bạn.
Việc này được đánh giá là rất quan trọng trong sự thành công của tác phẩm mà bạn mang đến cho mọi người, nếu target chuẩn, bám sát vào mục tiêu kết quả mà tác phẩm bạn mang đến cho mọi người sẽ tích cực hơn rất nhiều.
Lên ý tưởng
Và rồi chúng ta hãy vào việc thôi nhé. Sau khi đã có ý tưởng và đối tượng mà bạn nhắm đến rồi thì hãy bắt tay vào thêu dệt ý tưởng đó theo thị yếu của người dùng đối tượng muốn hướng đến nhé.
Bước 2: xây dựng ý tưởng
Lên bối cảnh câu chuyện
Bối cảnh chính là những yếu tố bên ngoài tác động gián tiếp vào tác phẩm của bạn. đây được xem là những bố cục phụ giúp tác phẩm của bạn trở nên sinh động hơn bao giờ hết.
Điều tiên quyết về làm bố cục hãy mang sự nhất quán liên kết trực tiếp đến câu chuyện mà bạn muốn kể nhé, để tránh tình trạng lang mang và “vô lý”
Bắt đầu viết các bối cảnh
Sau khi chắt lọc được bối cảnh thì hãy bắt đầu thêu dệt vào tác phẩm của bạn một cách tinh tế và hãy xây dựng những câu văn có tính hấp dẫn để miêu tả độ quan trọng của bối cảnh nhé
Xây dựng lời thoại
Lời thoại sẽ là thứ được quan tâm nhiều nhất của một tác phẩm, vậy nên dùng lời thoại gây “miếng” luôn được khan giả đón nhận một cách thích thú nhé ví dụ như những tác phẩm hài hay những tác phẩm điện ảnh cũng đa số dùng lời thoại để dẫn dắt người xem trở nên cuốn hút hơn.
Tạo dựng phân cảnh của kịch bản
Phân cảnh đóng vai trò như nhịp thở trong kịch bản của bạn. những đoạn phân cảnh sẽ giúp bạn chỉnh góc quay một cách hợp lý và không bị dài lê thê gây nhàm chán.
Để có một đoạn cắt cảnh hợp lý thì bạn nên dùng những dấu chấm câu ngắt nghỉ một cách hợp lý để ưu tiên được giá trị lời thoại mà bạn mang lại nhé và đừng quên yếu tố hồi hộp nằm ở đây cả đấy nhé.
Bổ sung thêm kịch bản
Sau khi đã xong những bước trên thì bạn hãy làm ra thật nhiều tình huốn nhất có thể để cho ra được nhiều kết quả nhất từ đó sẽ có nhiều sự lựa chọn cho bạn hơn nhé
Hãy dùng mine map để tạo ra các ý tưởng sơ trước và từ đó thêu dệt theo sức sáng tạo của bạn.
Bước 3: trình bày kịch bản
Chọn kích thước khổ giấy
Bước này sẽ giúp cho kịch bản của bạn trở nên thu hút với người phát ngôn hơn (mc, diễn viên, VJ…..) hãy lựa chọn cho mình một khổ giấy không quá to như A4 và hãy ưu tiên những khổ giấy có viền để thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn nhé.
Định dạng bố cục kịch bản
những bố cục hãy được làm chi tiết nhất có thể để từ đó diễn viên của bạn sẽ không bị nhàm chán và ngược lại còn hiểu rõ được cảnh quay đó cần cảm xúc gì để dùng kĩ năng của mình và phát truyển cảm xúc nhân vật
Bước 4: chỉnh sửa kịch bản
Loại bỏ các chi tiết thừa
Sau khi vẽ ra những đường nét của nhân vật thì chắc chắn sẽ có những chi tiết nó trở nên bị thừa thải và nếu để nhiều sẽ gây ra hiện tượng vô lý và nhảm nhí.
Vậy nên ở bước 3 bạn đã kéo tất cả dài ra hết thì ở bước này chúng ta hãy rút gọn lại để chau chuốt lại từng chi tiết của kịch bản bạn nhé
Rút gọn lời thoại
Như đã nói trên. Lời thoại nếu để dài lê thê sẽ trở nên nhàm chán và vô nghĩa vậy nên hãy dùng những từ đồng âm rút gọn lại lời thoại và vấn đề mà bạn muốn miêu tả nhé.
Nhận lời nhận xét từ mọi người
Kịch bản thì đã xong, giờ đây để dự đoán được tâm lý người xem chúng ta hãy nhận những lời nhận xét từ team biên kịch của mình hay những người mà bạn quen biết để từ đó sẽ biết được vấn đề cần phải sửa trong kịch bản nhé.
Không nhất thiết là phải sửa theo ý kiến của mọi người đâu nhưng bạn hãy chắt lọc và giữ lại những chi tiết mà bạn có thể phát truyển phong cách cá nhân của mình trong đó để kịch bản của bạn vẫn giữ được màu sắc của bạn.
Bạn có thể tham khảo thêm các phần mềm dựng phim tại đây.
Quy tắc khi xây dựng kịch bản
Nội dung thiết thực
Các kịch bản sẽ có nhiều điều sáng tạo trong đó và hơn hết là một chi tiết bạn có thể sáng tạo hơn trăm nghìn kiểu, tuy nhiên hãy sáng tạo theo mọt hướng hợp lý và có ý nghĩa tránh tình trạng những chi tiết vô nghĩa đến mức dù vận dụng bao nhiêu kiến thức vẫn không hiểu được bạn đang làm gì
Ngắn gọn xúc tích
Quy tắc vàng trong làng kịch bản chính là càng ngắn gọn càng tốt. bởi nếu nội dung của bạn dài dòng sẽ làm người xem mất kiên nhẫn và chi phí sản xuất sẽ cao và không tối ưu được hiệu quả.
Hình ảnh minh họa
Hình ảnh sẽ giúp bạn thể hiện thông điệp của mình một cách nhanh nhất và nhiều ý nghĩa mở nhất. Vì thế hãy dùng hình ảnh một cách tối ưu và có ý nghĩa
Ví dụ: chim bồ câu giữa đàn quạ thể hiện sự lạc quan trong sự bi quan và thể hiện sự tự tin trong muôn vàng tự ti…..
Tạo cảm xúc bằng cách kể chuyện
Cảm xúc là thứ hấp dẫn người xem đến với tác phẩm của bạn vậy nên buồn, vui, giận dữ… và ti tỉ cảm xúc khác hãy mô tả một cách hấp dẫn và xem điều đó là cực kì quan trọng trong câu chuyện của mình.
Giữ giá trị của cảm xúc
Tương tự như điều trên thì giá trị của cảm xúc bạn sẽ phải đặt một các vô giá, hãy cho người xem thấy rằng cảm xúc trong phân cảnh hay từng chi tiết đều không có điều gì đáng giá bằng. và hãy phân bổ cảm xúc một cách hợp lý tránh tình trạng viên kim cương bỗng thành đá cuội.
Lưu ý từng chi tiết nhỏ
Chúng ta thường hay vội vả và quên đi rằng những chi tiết nhỏ luôn là điều mà mọi người muốn tìm hiểu nhiều nhất. Cho dù bạn viết hay cách mấy, diễn hay cỡ nào nhưng bạn chỉ làm những chi tiết một cách sơ xài thì dù giá trị tác phẩm của bạn có là tỷ đô thì cũng không thể hiện được sự chuyên nghiệp của bạn.